Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

THỦ TỤC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

(Số lần đọc 1254)
Thừa kế là sự kế thừa quyền và nghĩa vụ của người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người chết. Việc nhận thừa kế có thể theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Hồng Thái xin gửi đến bạn thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

          I. Căn cứ pháp lý

          - Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015

          - Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015

00009.jpg

          II. Nội dung

          1. Khi nào di sản thừa kế chia theo pháp luật

          Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau (Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015):

          - Không có di chúc;

          - Di chúc không hợp pháp;

          - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

          - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

          Đồng thời, thừa kế theo pháp luật áp dụng với các phần di sản:

          - Không được định đoạt trong di chúc;

          - Có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

          - Có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc…

          Như vậy, có thể thấy khi chia di sản thừa kế, pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc trước, sau đó nếu không có di chúc và thuộc trong những trường hợp nêu trên, di sản thừa kế mới được chia theo pháp luật.


          2. Các hàng thừa kế theo pháp luật

          Có ba hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Cụ thể;

          - Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

          - Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;

          - Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

          Cần chú ý rằng những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc do từ chối nhận di sản. Có một trường hợp được hưởng thừa kế khi vẫn còn người ở hàng thừa kế trước, đó là trường hợp: thừa kế thế vị (người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản)


3. Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

          Để chia tài sản thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

          - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

          - Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

          Khi đó, để nhận thừa kế theo pháp luật, người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản này. Dưới đây sẽ đề cập đến thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hai loại Văn bản nêu trên. Cụ thể:

          Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

          - Phiếu yêu cầu công chứng;

          - Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;

          - Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…

          - Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

          - Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người thừa kế;

          - Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…

          Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.

          Bước 2: Niêm yết công khai

          Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…

          Thời gian niêm yết là 15 ngày.

          Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

          Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

          Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.

          Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.

Hải Ngân

          Trên đây là toàn bộ những ý kiến tư vấn của luật sư về thắc mắc của bạn. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích trong việc giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

 

 


Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software