Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Bảo hộ quyền của người biểu diễn

(Số lần đọc 1190)
Bảo hộ quyền của người biểu diễn là lĩnh vực quan trọng cần phải được bảo vệ theo luật pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ. Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quyền của người biểu diễn theo quy định luật Sở hữu trí tuệ

1. Nội dung quyền của người biểu diễn:

Cũng giống như tác giả sáng tác ra tác phẩm, người biểu diễn tác phẩm đó có quyền nhân thân và có thể có hoặc không quyền tài sản. Việc bảo hộ quyền của người biểu diễn được quy định rất rõ trong pháp luật sở hữu trí tuệ mà trước tiên là tại Điều 29 Luật SHTT.

Nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ chính là người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Còn nếu do nguời khác đầu tư kinh phí, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật bằng khả năng tài chính của họ thì chủ đầu tư chính là cá nhân, tổ chức đó. Khi người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 29 Luật SHTT thì quyền nhân thân bao gồm: quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; và quyền được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. Còn tại Khoản 3 Điều 29 Luật SHTT quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng; Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân và tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền nêu trên phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định. Điều này được quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật SHTT nếu “tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định”.

Ví dụ: A là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ca khúc “Mẹ tôi”. Ông B tổ chức buổi biểu diễn có thu vé vào cửa, thuê ca sĩ C hát ca khúc của ông A. Ở đây C chính là người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư nên C có các quyền nhân thân và chủ đầu tư B có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật SHTT thì C được hưởng các quyền nhân thân, quyền nhân thân này quy định tại Khoản 2 Điều 29 và thêm đó là C sẽ được hưởng thù lao từ B.

2. Giới hạn quyền của người biểu diễn:

Bên cạnh những quyền như trên, tổ chức cá nhân được phép khai thác, sử dụng bản ghi âm cuộc biểu diễn mà không phải xin phép nhưng vẫn phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho các thủ thể trong đó có người biểu diễn. Các trường hợp này được quy định tại điều 33 Luật SHTT bao gồm việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức nào. Đồng thời tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng quy định: “Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng theo quy định tại Điều 33 của Luật SHTT tùy thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình”.

Tuy nhiên quy định này lại lặp lại bất cập tương tự như Khoản 4 Điều 29 Luật SHTT. Điều luật không quy định rõ người biểu diễn có phải là chủ đầu tư hay không. Và nếu người biểu diễn không phải là chủ đầu tư thì việc trả thù lao sẽ như thế nào? Đây là một lỗ hổng rất lớn mà pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn.

*Về thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật SHTT, cụ thể: quyền bảo hộ của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Và thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

*Bên cạnh đó Điều 35 Luật SHTT còn quy định những hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn: Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn; Mạo danh người biểu diễn; Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình mà không được phép của người biểu diễn; Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn; Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình mà không được phép của người biểu diễn; Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu. Ví dụ: Ông A là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi. Ông B tổ chức buổi biểu diễn có thu vé vào cửa, thuê ca sĩ C hát ca khúc của ông A nhưng ông B đã thuê C thông qua D. Đến khi cuộc biểu diễn bắt đầu thì D là đồng nghiệp của C đã không cho C biết về việc B thuê C rồi mạo danh ca sĩ C để hát những ca khúc đó để nhằm mục đích kiếm lợi. Đây là hành vi mạo danh người biểu diễn.

Có thể thấy pháp luật đã có quy định cụ thể, chặt chẽ để bảo hộ quyền đối với người biểu diễn. Theo đó, khi biểu diễn các tác phẩm, người biểu diễn trước tiên phải tuân thủ các nghĩa vụ xin phép và trả tiền cho tác giả theo quy định của pháp luật, khi đó tác giả sẽ được thụ hưởng các quyền mà pháp luật cho phép. Và chính vì vậy nên việc bảo hộ quyền người biểu diễn rất quan trọng.

Quyền của người biểu diễn là gì? Quyền của người biểu diễn được bảo hộ  trong thời gian bao lâu? - Pháp luật Doanh nghiệp 

Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335

   Hồng Dinh

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?
Những người nào có quyền khởi kiện về quyền tác giả và quyền liên quan ?
Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?
Góp vốn bằng nhãn hiệu ?
Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu?
Những quy định mới về nhãn hàng hóa
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như nào?
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ?
Sử dụng chương trình phát sóng theo quy định pháp luật hiện hành phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software